Bảng tuần hoàn hóa học trở nên lỗi thời?!

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Các sách giáo khoa, tranh minh họa cùng bảng hệ thống tuần hoàn của môn hóa học mà học sinh đang sử dụng sẽ trở thành lỗi thời trong thời gian tới.

Ủy ban về Đồng vị và Khối lượng nguyên tử, cơ quan quản lý các vấn đề về nguyên tử khối thuộc Hiệp hội Hóa học lý thuyết và ứng dụng Quốc tế (IUPAC) vừa ra một tuyên bố tại ĐH Calgary (Canada) rằng: Sẽ có 10 nguyên tố bị sửa đổi khối lượng nguyên tử của chúng trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Có thể nói đây là sự thay đổi lớn nhất trong khoa học đại chúng kể từ lần Sao Diêm Vương bị giáng cấp bậc hành tinh vào năm 2006.

Lý do của sự thay đổi: Khối lượng nguyên tử (hay số khối) của một nguyên tử không phải là cố định như trong sách giao khoa môn hóa học.

Dmitri Ivanovich Mendeleev, nhà hóa học người Nga, người đầu tiên biên soạn Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, vì thế bảng này còn được gọi là Bảng tuần hoàn Mendeleev.

Nhiều nguyên tố có nhiều hơn một đồng vị ổn định, nghĩa là nguyên tử của chúng có thể tồn tại trong tự nhiên ở khối lượng khác nhau. Ví dụ, lưu huỳnh thường được biết có khối lượng nguyên tử là 32,065 nhưng nó có thể có những khối lượng khác nằm trong khoảng từ 32,059 đến 32,076, tùy ở từng nơi.

Như vậy, Bảng khối lượng nguyên tử mới sẽ thêm vào mỗi nguyên tố một dãy các khối lượng. Theo IUPAC, các nguyên tố sẽ bị thay đổi là: Hy-đrô (Hydrogen), Li-ti (Lithium), Bo (Boron), Các-bon (Carbon), Ni-tơ (Nitrogen), Ô-xy (Oxygen), Si-líc (Silicon), Lưu huỳnh (Sulfur), Clo (Chlorine) và Ta-li (Thallium).

Sự thay đổi này sẽ làm cho Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học phản ánh đúng hơn sự tồn tại của các chất trong trong tự nhiên nhưng nó cũng có thể làm cho việc giảng dạy hóa học phức tạp hơn một chút.

Sẽ có 10 nguyên tố bị sửa đổi số khối trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố.

Fabienne Meyers, phó giám đốc của IUPAC cho biết: “Mặc dù thay đổi này cung cấp lợi ích đáng kể cho những hiểu biết về môn Hóa nhưng từ giờ, công việc giảng dạy sẽ có một thách thức mới, sinh viên sẽ phải lựa chọn một trong các con số được liệt kê để áp dụng vào tính toán”.

Tuy nhiên Meyers cho rằng: “Chúng tôi hy vọng, ngành hóa học và giáo dục sẽ biến vấn đề này thành một cơ hội để khuyến khích những người trẻ tuổi nhiệt tình học tập và khám phá môn hóa học”.

Nói về ứng dụng thực tế, phương pháp đo đồng vị có thể được sử dụng để xác định sự tinh khiết hoặc nguồn gốc thực phẩm; tìm ra các chất gây ô nhiễm trong các nguồn nước, nhận biết các kích thích tố sinh dục nam trong cơ thể người và xác định niên đại trong khảo cổ học…

Đồng vị là các dạng của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số electron và số proton trong hạt nhân nguyên tử nhưng có số khối khác nhau (vì chứa số neutron khác nhau).

Hoahocngaynay.com

Nguồn Cnet/Đất Việt

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *