Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc chì

QUẢNG CÁO

chi(H2N2)-Trong đời sống hằng ngày chúng ta tiếp xúc nhiều với chì nhất là thông qua các đồ gia dụng có màu. Vì nó là một kim loại có màu đẹp, lại dễ kết hợp với các chất khác trong việc tạo màu nên nó được sử dụng như là một thành phần không thể thiếu trong công nghiệp tạo màu. Nó được ứng dụng trong ngành chế tạo sơn, chế tạo vecni, làm đồ thủy tinh, làm gốm, tráng men. Những màu gần như đặc quyền của chì vì sắc thái tạo ra đặc trưng là màu vàng crôm, màu vàng naples, màu đỏ, màu da cam. Vì thế mà những đồ gia dụng có những màu này thì có khả năng cao chứa các hợp chất của chì. Vậy chì có ở đâu? Phòng chống thế nào?

Chì có ở đâu?

Nhìn những thỏi điện cực xám xịt được chế tạo từ chì người ta cứ nghĩ chì là một kim loại xám ngoét, đen sì. Nhưng thực tế chúng ta đã nhầm. Chì là một kim loại vô cùng đẹp. Chúng có màu trắng xanh trông rất bắt mắt còn khi được nung chảy thì nó có màu trắng vàng crôm đến huy hoàng. Nó là một kim loại được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Đó là bởi vì những đặc tính đáng quý của nó.

Chì là một kim loại nặng, có màu đẹp, dễ tạo hợp chất với chất tạo màu khác. Nó là kim loại mềm, dễ uốn, dễ kéo dài, nhưng nó lại có khả năng chịu được mài mòn, chống ăn mòn. Nó còn có tác dụng ngăn cản sự xuyên qua của những tia bức xạ, tia phóng xạ. Vì thế mà chì đã và đang là một kim loại được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Vì là một kim loại chống ăn mòn nên nó được dùng rất rộng rãi và gần như độc quyền trong lĩnh vực chế tạo ắc quy ôtô, xe máy, chế tạo các thiết bị điện phân, sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện phân chế tạo nước tẩy rửa công nghiệp và ngành công nghiệp đóng tàu. Về độ phổ dụng ở khía cạnh này, nó chiếm trên 50% ứng dụng trong đời sống. Chì có khả năng chống mài mòn nên nó được dùng trong ngành công nghiệp xây dựng, chế tạo các loại thép có khả năng uốn cong và không bị phá huỷ bởi môi trường.

Vì chì là kim loại có khả năng chống nổ trong các hỗn hợp xăng dầu nên trước đây người ta đã thêm hợp chất chì vào trong xăng để chống nổ khi động cơ hoạt động. Nó là kim loại được dùng trong ngành hoá dầu. Vì là một kim loại mềm, dễ dát mỏng, dễ nóng chảy nên chì được dùng nhiều trong công nghiệp hàn, công nghiệp chế tạo bán dẫn như hàn thiếc, chế tạo vi mạch máy tính điện tử, màn hình tivi…

Trong lĩnh vực y dược học, chì được ứng dụng trong chế tạo dược dưới dạng chì axetat, làm tường chống phóng xạ vì chì chống tia phóng xạ lọt qua, làm tường ngăn tia trong các phòng chụp Xquang.

Phòng ngừa nhiễm độc chì như thế nào?

Trong lao động, chúng ta cần giữ vệ sinh lao động, không được tiếp xúc trực tiếp với chì. Trong nhà máy, xí nghiệp có sử dụng chì, bắt buộc chúng ta phải thực hiện chế độ thông hơi tốt, sử dụng các máy hút hơi, hút mùi, lấy không khí từ bên ngoài vào để làm loãng nồng độ chì trong khí thở. Không quá 10µg/l chì trong khí thở hay trong môi trường lao động là tiêu chuẩn đạt độ an toàn.

Trong công nghiệp nấu chì, người lao động bắt buộc phải đeo khẩu trang vì lúc này chì đã nóng chảy và có thể bay hơi. Nếu không đeo khẩu trang, người bệnh sẽ hít phải hơi chì và có thể xảy ra các nhiễm độc cấp tính.

Niêm mạc miệng xám xịt do nhiễm chì

Trong quá trình lao động, tuyệt đối không ăn uống ở nơi lao động vì sẽ có nguy cơ ăn phải thực phẩm nhiễm chì, hít phải hơi chì. Cần thiết phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động, dù chỉ đi vào công trường 30 phút. Không được để chung quần áo lao động với quần áo sinh hoạt tại nhà. Sau khi lao động cần tắm ngay để loại bỏ chì trên da.

Những người làm việc trong môi trường có chì cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng 1 lần. Với những người làm việc mà độ chì cao thì cần được kiểm tra 3 tháng 1 lần nhằm để phát hiện những tổn thương mới nhất. Ở giai đoạn này, có thể điều trị phục hồi hoàn toàn.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn đang sử dụng những đồ gia dụng có chứa chì như gốm sứ có màu sặc sỡ, sơn, vecni. Vì thế mà không nên lạm dụng những đồ gốm sứ gia công, chế tác đơn giản vì không thể loại bỏ tạp chất. Không nên sử dụng những đồ gốm sứ chứa nhiều chì trong tráng men như gốm sứ Trung Quốc. Đặc biệt những màu sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam có khả năng chứa chì cao. Không sử dụng các loại bát ăn cơm có viền men ở miệng bát vì như vậy có nguy cơ ăn phải chì. Với nhà có trẻ em, không cho trẻ mút mát các đồ chơi có màu, các đồ chơi Trung Quốc vì dễ làm trẻ “mút” phải chì mà bố mẹ không biết.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Sức khỏe & Đời sống

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *