Những lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới

QUẢNG CÁO

(Hóa học ngày nay-H2N2)-Vào tháng 12/1942, một thí nghiệm làm thay đổi cả thế giới được thực thi tại Đại học Chicago. Sau nhiều năm nghiên cứu và xây dựng, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của thế giới – lò Chicago Pile-1 – đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Tin liên quan

> Năng lượng hạt nhân

> Nước Mỹ thực sự trở lại điện hạt nhân

Chicago Pile-1 được xây dựng từ một hàng rào mắt cáo urani và những khối than chì xếp chồng lên 57 lớp; (cấu trúc của lò phản ứng đầu tiên này rất khác với các lò ngày nay). Một đội “cảm tử” gồm 3 người tình nguyện sẵn sàng lao vào đóng lò phản ứng trong trường hợp các thiết bị an toàn bị hỏng. Rất may, toàn bộ 50 người tham gia sự kiện này đã thở phào nhẹ nhõm khi thử nghiệm thành công mà không cần đến đội “cảm tử”. Từ đó, kỷ nguyên của hạt nhân ra đời.

Ngày nay có khoảng hơn 400 nhà máy năng lượng hạt nhân đặt tại 30 quốc gia trên toàn thế giới. Những nhà máy này sản xuất khoảng 15% lượng điện của thế giới và cung cấp 2% nguồn năng lượng cho toàn cầu. Mặc dù năng lượng hạt nhân, cũng như hầu hết các loại điện năng khác, đều có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu, nhưng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó.

Ngày nay có hơn 400 nhà máy điện hạt nhân nằm rải rác ở 30 quốc gia trên thế giới.

Để tìm hiểu rõ hơn về loại năng lượng tiềm năng này, xin giới thiệu những nhà máy hạt nhân lớn nhất thế giới.

1. Isar II

Lò Isar I và Isar II nằm gần Niederaichbach, phía đông thành phố Munich, Đức.

Điện hạt nhân chiếm 20% tổng nguồn năng lượng của nước Đức, nhưng cũng có những lo ngại về tính an toàn của các lò phản ứng và việc lưu trữ chất thải từ quá trình sản xuất loại năng lượng này, làm cho chính phủ đã có kế hoạch đóng cửa một số lò phản ứng lớn nhất nước. Nằm trong số này là 2 lò Isar I và Isar II. Hai lò này cung cấp điện cho hơn 1,5 triệu hộ dân mỗi năm.

Isar II được đưa vào hoạt động năm 1988 với công suất lắp đặt là 1.400 megawatt. Theo công ty điều hành Isar II, nếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất ra chừng đó điện sẽ thải vào môi trường 12 triệu tấn CO2. Có lẽ vì lý do này mà người ta đang cân nhắc lại kế hoạch cũ cho ngừng hoạt động lò Isar I vào năm 2011, và Isar II lùi đến năm 2020.

2.  Brokdorf

Trạm năng lượng hạt nhân Brokdorf ở Brokdorf gần Hamburg, Đức

Lò phản ứng Brokdorf chứa tới hơn 110 tấn urani. Việc xây dựng lò bắt đầu năm 1981 và lò đi vào hoạt động năm 1986. Là một trong những lò phản ứng lớn nhất thế giới, trong 2 năm 1992 và 2005, lò này giành giải quán quân về sản lượng điện khổng lồ nó sản xuất được. Với công suất lắp đặt lên đến 1.410 megawatt, Brokdorf rất có thể dễ dàng giành được ngôi quán quân nhiều lần nữa trước khi bị đóng cửa vào năm 2018.

Sản lượng điện khổng lồ sản xuất được đã biến Brokdorf thành lò phản ứng lớn nhất của Đức.

3. Civaux 1 và 2

Civaux 1 và 2

Tình hình bất ổn tại Trung Đông trong suốt những năm 60 đã đẩy giá dầu ngày càng cao, khiến cho chính phủ Pháp nhận thấy họ phải tìm giải pháp thay thế các nhà máy điện đốt bằng nhiêu liệu hóa thạch. Ngày nay, nước Pháp có 59 lò phản ứng hạt nhân chịu trách nhiệm sản xuất 76% lượng điện của cả nước và phục vụ xuất khẩu. Hai lò phản ứng nằm tại thành phố Civaux là những lò lớn nhất nước. Tiêu tốn khoảng 4,1 tỉ đôla để xây dựng, Civaux 1 và Civaux 2, đi vào hoạt động năm 1999.

Các turbin trong 2 lò này dài hơn một nửa sân bóng và nặng gần 3 ngàn tấn, công suất lắp đặt lên đến 1.450 megawatt.

4. Chooz B1 và 2

Tương tự như các lò chị em ở Civaux, lò Chooz B1 và Chooz B2 là 2 lò nằm trong chuỗi lò phản ứng công nghệ cao N4 của Pháp. Một trong số những cải tiến kỹ thuật là những phòng điều khiển được điện toán hóa có thể cung cấp cho những kiểm soát viên thông tin chi tiết về các hệ thống của lò. Ngoài ra chúng còn có những nồi hơi và bơm tải nhiệt hoạt động rất hiệu quả. Được trang bị những kỹ thuật tân tiến nhưng chúng chỉ mất 12 năm xây dựng, và ấn tượng hơn nữa là công suất lắp đặt của chúng lên đến 1.455 megawatt. Tính về sản lượng điện thì đây là 2 lò mạnh nhất thế giới, cung cấp hơn 5% sản lượng điện cho toàn nước Pháp.

5. Kashiwazaki-Kariwa

Cụm lò Kashiwazaki-Kariwa

Cụm lò phản ứng Kashiwazaki-Kariwa của Nhật bao gồm 7 lò riêng lẻ với tổng sản lượng điện lên đến 8212 megawatt – đủ để phục vụ 16 triệu hộ gia đình mỗi năm, cung cấp hơn 5% nhu cầu điện của toàn đất nước.

Cụm lò Kashiwazaki-Kariwa, cũng như tất cả các lò phản ứng khác ở Nhật, được xây dựng với độ an toàn cực kỳ cao để có thể chịu được những cơn động đất thường xuyên ở đất nước này. Nhà máy này có móng ăn sâu xuống vùng nước xung quanh và gắn chặt vào nền cứng ở phía dưới. Tuy vậy, cụm lò này vẫn phải ngưng hoạt động sau một cơn động đất 6,8 độ richter xảy ra vào tháng 7/2007 gây thiệt hại nặng cho nhà máy. Một vài nhà máy vẫn chưa thể hoạt động trở lại do đang trong quá trình sửa chữa, còn một số khác đã được cấp phép hoạt động trở lại.  


Theo Đỗ Quyên (Vietnamnet/HSW)

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *