Vitamin Q – Coenzym Q10

QUẢNG CÁO

Coemzym Q thuộc nhóm vitamin hòa tan trong chất béo, có cấu trúc và một phần chức năng gần giống vitamin E và vitamin K.

Coenzym Q (Co Q) được gọi là vitamin Q vì sự cần thiết cho hoạt động của cơ thể dù chỉ với một lượng nhỏ giống như vitamin, chỉ có điểm khác là cơ thể có thể tổng hợp được Co Q từ tyrosin – một loại axit amin thiết yếu.

Tuy nhiên, cơ thể vẫn có thể bị thiếu hụt Co Q bởi 2 nguyên nhân: giảm sinh tổng hợp và tăng sử dụng bởi cơ thể. Giảm sinh tổng hợp Co Q có thể do đột biến gen, do di truyền hay do thiếu một số chất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp như: taurin, methionin, các sinh tố B5, B6, B12, C, acid folic, selen… Một số bệnh như ung thư, bệnh tim cũng làm giảm sinh tổng hợp và tăng nhu cầu về Co Q trong cơ thể.

Vai trò của Co Q

Tham gia tạo năng lượng trong cơ thể

Coenzym Q tham gia vào quá trình tạo năng lượng cho cơ thể bằng cách tham gia vào chuỗi hô hấp tế bào, vận chuyển hydro trong các phản ứng oxy hóa khử của tế bào. Đến 95% năng lượng hằng ngày của cơ thể được hoạt hóa bởi Co Q.

Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Đại gọc Granada, Tây Ban Nha trên các vận động viên chạy bền cho thấy việc bổ sung Co Q làm tăng thể lực cho vận động viên, giảm dị hóa cơ, giảm tổn thương cơ bắp. Điều đó chứng tỏ vai trò của Co Q trong việc cung cấp năng lượng cho tế bào.

Bảo vệ tế bào

Chính khả năng vận chuyển điện tử của Co Q thể hiện thuộc tính oxy hóa của vitamin Q. Do đó, Co Q có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ tế bào, chống lại hiện tượng lão hóa, giúp cơ thể trẻ, khỏe, phòng ngừa ung thư…

Đối với sức khỏe tim mạch

Chính khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tác động của quá trình oxy hóa nên Co Q được dùng khi cơ tim cần được đặc biệt bảo vệ như trong điều trị suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, cao huyết áp, động mạch vành…Cũng đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt Co Q trong suy tim. Tóm lại, Co Q giúp duy trì một hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

Ngoài ra, Co Q còn được chứng minh là có vai trò trong cải thiện bệnh viêm nha chu, chống lại các tổn thương do bức xạ và giảm tiến triển của bênh parkison.

Nhu cầu Co Q

Người bình thường hằng ngày cần từ 5-10mg Co Q10, chủ yếu do nguồn thực phẩm. Co Q10 có trong rau, đậu, thịt, cá, trứng, sữa, gan, tim với hàm lượng nhỏ.

Hàm lượng Co Q (mg/kg) trong một số loại thực phẩm

– Tim bò: 113

– Thịt bò: 26 – 40

– Thịt lợn nạc: 13,8-45,0

– Tim gà: 116,2-132,2

– Cá hồi: 4 – 8

– Đậu phộng: 27

– Hạt vừng: 18-23

– Bông cải xanh: 6 – 9

– Bơ: 10

– Cam: 1 – 2

Tuy nhiên, với đối tượng đặc biệt khác như người bị suy tim, các vận động viên … thì nhu cầu Co Q khoảng 30 – 60mg/ngày. Với nhu cầu này thường khó được đáp ứng bằng thực phẩm nên thường phải bổ sung thêm dưới dạng viên uống.

Một số tài liệu cho rằng ngưỡng độc tính của Co Q là 800 – 100 mg. Tuy nhiên, ngưỡng này vẫn chưa thực sự được khẳng định bằng các nghiên cứu lâm sàng.

Vài nét lịch sử về sự ra đời của Co Q10

Coenzyme Q10 (Co Q10), còn gọi là hay coenzyme E10 Ubidecarenon, một cái tên nghe còn lạ lẫm với không ít người, vì thuốc mới xuất hiện hơn chục năm nay. Tuy vậy, số người dùng thuốc cũng khá đông đảo, toàn thế giới đãs có khoảng 40 triệu người bị bệnh tim dùng Co Q10 thường xuyên, riêng ở Nhật đã là trên 15 triệu người.

Cấu trúc hoá học của Coenzyme Q 10

–  Vào năm 1957, TS. FGrane (bang Winconsin – Mỹ) đã phân lập được từ tim bò một chất màu vàng. Đó là Co Q10. Đến năm 1958, TS. Kerl Folkers, người được coi là cha đẻ của Co Q10 vì cùng với các cộng sự, ông đã xác định được chính xác cấu trúc hóa học và từ đó tổng hợp được Co Q10 trong phòng thí nghiệm.

– Năm 1960, TS. Tora Yanamura (Nhật) đã dùng Co Q10 trong chữa trị suy tim sung huyết, thấy kết quả khả quan. Sau đó, năm 1972 TS. Karl Folkers đã báo cáo sự thiếu hụt Co Q10 ở những bệnh nhân tim mạch khi so với người bình thường. Sau đó các nhà nghiên cứu cũng phát hiện tính chống ôxy hóa của Co Q10.

– Năm 1978, nhà khoa học Peter Mitchell (Anh) đã nhận thấy vai trò của Co Q10 trong quá trình tạo ra năng lượng. Khám phá đã mang về cho Mitchell giải Nobel.

– Từ năm 1980 trở đi, việc nghiên cứu về Co Q10 được triển khai ở nhiều nước. Ít nhất đã có 10 hội nghị khoa học quốc tế bàn về dược tính và việc ứng dụng Co Q10 trong y dược học. Đã xuất hiện nhiều loại thuốc chứa Co Q10, trong đó có viên koenzyme Q10 của Thụy Điển được quảng cáo: “Viên ngọc của tuổi trẻ” vì mang lại năng lượng hằng ngày và giúp “giữ mãi thời gian” (chống lão hóa).

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Angi.com.vn

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *