Nobel Hóa học 2012 đã được trao cho hai nhà Hóa học Mỹ

QUẢNG CÁO

Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa quyết định trao giải thưởng Nobel 2012 trong lĩnh vực Hoá học cho hai học giả Robert J.Lefkowitz và Brian K.Kobilka, nhờ công trình nghiên cứu về protein. Cả hai ông đều mang quốc tịch Mỹ.

Lefkowitz nghiên cứu thụ thể, sự truyền tính trạng tín hiệu và nổi tiếng nhờ đưa ra những mô tả chi tiết về trình tự, cấu trúc và chức năng của β-adrenergic cùng một số thụ thể liên quan.

Hai nhà khoa học Robert Lefkowitz và Brian Kobilka.

Hai nhà khoa học Brian K. Kobilka (trái) và Robert Lefkowitz (phải).

Robert Lefkowitz hiện đang làm việc tại Viện Y tế Howard Hughes và Trung tâm Y tế Đại học Duke, trong khi Brian Kobilka công tác tại Đại học Y Standford. Họ được vinh danh nhờ nghiên cứu về “cơ quan cảm nhận cặp protein G”.

Trong thông cáo phát đi, Ủy ban Nobel đánh giá những phát hiện của hai ông là “mang tính đột phá, giúp hé lộ cơ chế hoạt động nội tại của một họ tế bào thụ cảm quan trọng trong cơ thể”.

Lefkowitz sinh năm 1943 tại New York và tốt nghiệp MD vào năm 1966 tại Đại học Columbia. Ông được phong hàm vị Giáo sư Y khoa tại Đại học James B.Duke và Giáo sư Sinh họa tại Trung tâm Y tế Đại học Duke.

Trong khi đó, Kobilka sinh năm 1955 tại Little Falls (Mỹ). Ông nhận bằng M.D năm 1981 tại Đại học Y thuộc Đại học Yale và được phong hàm vị Giáo sư Y Khoa, Giáo sư Sinh lý học Phân tử và Tế bào tại Đại Học Y Stanford.

Từ lâu nay, việc các tế bào cảm nhận thế nào về môi trường xung quanh vẫn còn là bí aane. Các nhà khoa học biết rằng một số hoocmon như adrenalin có một ảnh hưởng rất lớn: tăng huyết áp và khiến tim đập nhanh hơn. Họ cho rằng bề mặt tế bào có chứa một vài loại hoocmon cảm thụ. Tuy nhiên, những cơ quan cảm thụ này cấu tạo ra sao, làm việc thế nào thì vẫn là một bí ẩn trong thế kỉ 20.

Lefkowitz đã sử dụng hiện tượng phóng xạ để theo dõi các cơ quan cảm thụ của tế bào từ năm 1968. Ông  “gắn” các đồng vị i-ốt vào rất nhiều hoocmon và nhờ hiện tượng phóng xạ, ông có thể phát hiện ra một vài cơ quan cảm thụ trong đó có cơ quan cảm thụ adranalin. Nhóm nghiên cứu của ông đã tách được cơ quan cảm thụ này khỏi tế bào và bắt đầu nghiên cứu được cơ chế hoạt động của chúng.

Đến năm 1980, Kobilka-1 thành viên trong nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc cô lập gen có chứa  mã của cơ quan cảm thụ adrenalin beta khỏi tổ hợp gen trong cơ thể người. Khi nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học này phát hiện ra rằng cơ quan cảm thụ này giống như cơ quan cảm thụ trên mắt (dùng để cảm thụ ánh sáng). Họ cũng nhận thấy rằng có rất nhiều cơ quan cảm thụ có hình thức giống nhau và chức năng cũng tương tự nhau.

Ngày nay, những cơ quan cảm thụ đó được gọi chung là Cơ quan cảm thụ cặp protein G. Có hàng nghìn mã gen trong những cơ quan cảm thụ này: để cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hương vị, adrenalin, histamine, dopamine và serotonin. Gần 1 nửa các loại thuốc được “ngấm” qua các cơ quan cảm thụ này.

Nghiên cứu của Leftkowitz và Kobilka có ý nghĩa quan trong trong việc tìm hiểu xem các cơ quan cảm thụ hoạt động thế nào.

Năm 2011, Koblika và nhóm nghiên cứu của ông đã đạt được 1 bước đột phá khi có thể thu được hình dạng của co quan cảm thụ adrenalin beta tại thời điểm nó gửi tín hiệu đến tế bào.

Kể từ năm 1901 tới nay, đã có 160 nhà khoa học được nhận giải Nobel Hóa học. Trong đó chỉ có 4 người phụ nữ.

Ngoài ra, người trẻ tuổi nhất là Frédéric Joliot (35 tuổi khi nhận giải) và người lớn tuổi nhất là John B. Fenn (85 tuổi khi nhận giải).

Giải thưởng 1,2 triệu USD tiền mặt của năm nay sẽ được chia đều cho Lefkowitz và Kobilka, Ủy ban giải Nobel cho biết.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Nobelprize.org

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *