Bernard Courtois (1777 – 1838 )

QUẢNG CÁO

Bernard_Courtois(Hóa học ngày nay-H2N2)– Là con trai của một nhà sản xuất diêm tiêu ở Dijon (Pháp), Courtois bắt đầu niềm say mê hóa học của mình khi ông được học nghề dược sĩ. Khi đã trở thành một dược sĩ quân đội, ông là người đầu tiên cô lập thành công morphine ở dạng tinh khiết từ thuốc phiện.

– Đến những năm đầu thế kỉ 19, nước Pháp, dưới triều đại của hoàng đế Napoleon, muốn tiến hành chiến tranh với các nước khác nên cần rất nhiều thuốc súng đen mà thành phần chủ yếu là diêm tiêu kali, lưu huỳnh và than. Đầu tiên diêm tiêu kali được nhập cảng từ Ấn Độ, nhưng lượng dự trữ diêm tiêu ở đây nhanh chóng cạn kiệt và người ta phải dùng diêm tiêu của Chilê. Thuốc súng làm bằng diêm tiêu Chilê không thua kém thuốc súng trước kia về tính chất phá hoại nhưng dễ bị ẩm, do đó mà không làm cho các nhà quân sự hài lòng.

– Một vấn đề đặt ra cho các nhà hoá học là phải biến đổi diêm tiêu Chilê (NaNO3) thành KNO3 và vấn dề đó có thể giải quyết được nếu có một muối nào đó của kali (clorua hoặc cacbonat). Thời bấy giờ người ta còn chưa biết những mỏ muối kali clorua (mãi đến năm 1858 mới tìm thấy mỏ Xtatfua) và muối kali duy nhất được biết và sản xuất lúc bấy giờ là K2CO3. Người ta điều chế được muối đó từ nước tro thực vật.

– Nước Pháp thời đó có rất nhiều người nghiên cứu sản xuất K2CO3 và diêm tiêu từ rong biển. Trong số đó có Bernard Courtois. Một hôm, ông lấy axit sunfuric đặc (H2SO4) đổ vào nước tro rong biển sau khi đã tách K2CO3 và thật ngạc nhiên là có những hơi màu tím bay ra có mùi giống như mùi clo. Những hơi này không ngưng tụ thành những giọt lỏng như bình thường mà lại kết tinh thành những tinh thể đen óng ánh như kim loại.

iot– Năm 1811, Courtois công bố việc tìm ra chất mới này trong tạp chí “Niên giám hóa học và vật lí”. Courtois đã viết về sự kiện này như sau: “Trong nước cái của dung dịch kiềm điều chế từ rong biển có một lượng khá lớn một chất kỳ lạ đáng chú ý. Rất dễ tách chất này ra. Muốn thế chỉ cần đổ axit sunfuaric vào nước cái và đun nóng hỗn hơp trong bình cổ cong nối liền với một bình chứa. Chất mới kết tủa dưới dạng bột đen và khi bị đun nóng thì lại biến thành hơi có màu tím rất đẹp. Hơi đó kết tinh lại thành những mảnh tinh thể óng ánh tựa như các tinh thể sunfua chì. Màu sắc kỳ lạ của hơi chất mới sinh ra giúp ta phân biệt nó với các chất đã biết từ trước đến nay và người ta còn thấy ở chất đó những tính chất đặc biệt làm cho việc tìm ra nó có một ý nghĩa rất trọng đại.”

  • Chất mới đồng thời cũng làm cho hai nhà hoá học nổi tiếng là Gay Lussac và Davy phải lưu ý. Họ đi đến kết luận rằng chất đó là một nguyên tố có tính chất rất giống clo. Năm 1813, Gay Lussac và Davy công bố những kết quả nghiên cứu và gọi nguyên tố mới đó là iot (do chữ Hy Lạp iodes nghĩa là màu tím). Năm 1814, Gay Lussac công bố bản chuyên khảo tương đối đầy đủ về iot. Trong đó, nhà hoá học Pháp đã lập luận về học thuyết các axit hidric (axit halogenhidric), ông mô tả tỉ mỉ những hợp chất quan trọng của iot, và khi so sánh chúng với những hợp chất của clo tương ứng, ông đã chứng minh rằng clo là “iot mạnh”.

– Tên gọi iot (Iodes) theo tiếng Hy lạp có nghĩa là “màu tím”.

– Sự thật cho thấy mặc dầu Courtois chỉ là một người sản xuất diêm tiêu nhưng là người ham hiểu biết, kiên nhẫn và đã tiến hành một số thí nghiệm với chất mới. Ông đã xác định được rằng iot kết hợp với photpho, với một số kim loại, với hidro, nó tạo thành với amoniac một hợp chất dễ nổ, ông đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm ra nguyên tố iot. Đến năm 1911, nước Pháp đã cử hành trọng thể lễ kỷ niệm một trăm năm ngày phát minh ra iot và đã lấy tên Courtois để đặt cho thành phố nơi ông sinh trưởng.

Đồng tác giả phát minh

Có giai thoại kể lại rằng khi nhà hóa học Pháp Bernard Courtois đang làm việc trong phòng thí nghiệm. trên bàn của ông có 2 bình hóa chất: một bình đựng dung dịch chiết từ rong biển, chiếc kia đựng axit sunfuric. Bỗng nhiên con mèo yêu dấu của ông đang ngồi trên vai nhảy vụt xuống bàn làm đổ cả hai lọ hóa chất. Hai dung dịch pha trộn vào nhau và một làn khói tím xanh bốc lên (đó là iot thăng hoa).

Từ hiện tượng đó, Bernard tìm thấy một hóa chất mới, đó là iod. Ngày nay, ai cũng biết tới chất hóa học này, song ít người biết rằng con mèo nghịch ngợm đó đã trở thành đồng tác giả của nhà hóa học : phát minh ra iot.

Hóa học ngày nay-H2N2

 

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *