Tìm hiểu ngành công nghệ hóa học

QUẢNG CÁO

chemical1. CÔNG NGHỆ HÓA HỌC LÀ GÌ?

Công nghệ hóa học là một quá trình mà điểm khởi nguồn là cái đầu không yên lặng của nhà hóa học đến bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân chuyên nghiệp, và điểm cuối cùng là người tiêu dùng.

2. BẠN LÀM GÌ KHI BƯỚC CHÂN VÀO NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC?

. Nhà nghiên cứu: liên tục tìm tòi, tạo ra sản phẩm hóa học mới với những tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, các công nghệ sản xuất mới… là công việc của nhà hóa học trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học. Bạn có thể làm một nhà nghiên cứu hóa học từ những nghiên cứu đơn giản như nghiên cứu để giải thích xem tại sao gừng lại cay và muối lại mặn? Cơ chế tạo ra cảm giác đó? Hóa chất nào điều khiển hành vi tương ứng của chúng ta? …

. Nhà kỹ thuật: là cầu nối biến các nghiên cứu công nghệ trong phòng thí nghiệm thành những dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp để làm ra các sản phẩm chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nhà kĩ thuật sẽ làm việc với bản vẽ, các phản ứng và tính toán từ những khối thiết bị cồng kềnh đến những thiết bị chỉ nhỏ bằng cái quản bút. Tất cả phải sắp xếp một cách chính xác, chắc chắn và an toàn, để chỉ cần nhấn nút điều khiển cả dây chuyền sản xuất sẽ hoạt động nhịp nhàng, đầu này là những cây mía đưa từ đồng ruộng về còn đầu kia là những hộp đường trắng tinh và ngọt lịm.

  • Kỹ sư điều hành: trở thành một kỹ sư điều hành nghĩa là bạn sẽ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, điều khiển và giám sát hoạt động của một hay một số dây chuyền sản xuất. Trong tay bạn là cuốn sổ và cây bút. Hoạt động và hiệu quả dây chuyền sản xuất phụ thuộc vào năng lực của bạn. Chỉ một điều chỉnh nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. So với người thiết kế ra công nghệ mà bạn đang điều hành thì bạn luôn luôn là người đi sau, được đào tạo tốt hơn, được cập nhật các kiến thức mới hơn. Bởi vậy, người kỹ sư điều hành giỏi giang là người luôn có đầu óc tìm tòi và cải tiến. Chính những khám phá, tìm tòi không ngừng ấy khiến bạn chẳng bao giờ cảm thấy công việc của mình nhàm chán, dù bạn là nhà khoa học, nhà kĩ thuật hay kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất.
  • Một nhà tư vấn quản lý hay chuyển giao công nghệ: Bạn đã sở hữu một khối lượng kiến thức khá đầy đủ về Công nghệ Hóa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở trường. Cộng thêm một thời gian hoạt động thực tế, học hỏi kinh nghiệm, bạn có khả năng trở thành nhà tư vấn về quản lý hay nhà chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất những dây chuyền Công nghệ Hóa học. Trở thành nhà tư vấn quản lý hay chuyển giao công nghệ, bạn sẽ làm việc với các công ty cung cấp và công ty tiếp nhận công nghệ. Cao hơn nữa, bạn sẽ tư vấn cho Nhà nước về Công nghệ Hóa học.
  • Nhà giáo: Nếu bạn say mê Công nghệ Hóa học mà lại có khả năng sư phạm và yêu thích công việc truyền đạt lại khối kiến thức khổng lồ cho các thế hệ đi sau, bạn có thể lựa chọn con đường của một nhà giáo. Lúc này, bạn là cầu nối tri thức, trao kho tàng Công nghệ Hóa học vào tay những người trẻ tuổi, để họ tiếp tục ứng dụng và phát triển chúng lên cao mãi mãi.

3. BẠN LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

–          Công tác trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp, làm công việc đào tạo các thế hệ sinh viên và học viên trong lĩnh vực Công nghệ hóa học.

–          Công tác trong viện hàn lâm và các viện nghiên cứu.

–          Làm việc trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ như các hóa chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, vẽ, gốm sứ, nguyên liệu cho công nghiệp điện tử và bán dẫn v.v…

–          Làm việc trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ như polime, phim mỏng, vật liệu phủ, vải sợi, xenlulô, giấy, thuốc nhuộm, chất nổ.

–          Làm việc trong lĩnh vực vật liệu

–          Làm trong lĩnh vực mạ điện, luyện kim và nguyên liệu cho các quá trình công nghiệp.

–          Làm việc trong lĩnh vực thực phẩm, ngành công nghệ thực phẩm.

–          Làm việc trong ngành công nghiệp lên men.

–          Làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng.

–          Sinh viên Công nghệ hóa học sau khi tốt nghiệp còn có thể làm việc hậu quả trong các lĩnh vực xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường.

4. BẠN CÓ NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC?

  • Những lý do để bạn chọn ngành này

    • Cơ hội việc làm phong phú: Hầu hết mọi ngành sản xuất đều cần đến sự tham gia của Công nghệ Hóa học. Điều này có nghĩa là bước chân vào ngành Công nghệ Hóa học, cơ hội làm việc của bạn rất phong phú, dù bạn muốn trở thành nhà nghiên cứu, nhà kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia tư vấn quản lý và chuyển giao công nghệ, nhà giáo hay nhà quản lý tài ba… Công nghệ hóa học là một ngành học khó. Chỉ với sự nỗ lực tối đa, bạn mới có thể hi vọng thành công. Nhưng bạn luôn có những người thầy tuyệt vời bên cạnh. Và cả sự nỗ lực không thể đo đếm hết của “người khổng lồ” dưới chân bạn nữa.
    • Đứng trên vai “người khổng lồ”: Những thành tựu của Công nghệ Hóa học lớn đến nỗi ta không thể tưởng tượng được cuộc sống sẽ ra sao nếu như không có ngành này. Tức là, bước chân vào ngành công nghệ hóa học, bạn đã ở một vị thế rất cao của khoa học công nghệ hay nói cách khác là bạn đã được đứng trên vai một người khổng lồ để thực hiện ước mơ phát triển trí tuệ của mình.
    • Luôn được tìm tòi, khám phá: Bạn muốn chọn đối tượng để nghiên cứu, sản xuất, phát triển hay tìm ra những phát minh, sáng chế? Trong thế giới rộng lớn của Công nghệ Hóa học việc đó thật dễ dàng.
  • Những thách thức bạn sẽ phải đối mặt

–          Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, trong đó có không ít những chất độc hại hay có mùi rất khó chịu, bạn không thể lựa chọn tôi chỉ làm việc với những chất không độc hay không có mùi hôi.

–          Bước chân vào ngành Công nghệ hóa học nghĩa là bạn chấp nhận cuộc thử thách về tính kiên trì, sự bền bỉ. Những thí nghiệm lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Những bản thiết kế máy móc thiết bị phải sửa chữa rất nhiều lần.

–          Ngành Công nghệ hóa học tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều đó có nghĩa là chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.

5. NHỮNG TỐ CHẤT GIÚP BẠN THÀNH CÔNG

  • Tình yêu với ngành công nghệ hóa học
  • Có thiên hướng về khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học
  • Ưa thích công việc tìm tòi, nghiên cứu
  • Sự kiên trì và tính cẩn thận

6. HỌC CÔNG NGHỆ HÓA HỌC Ở ĐÂU?

  • Học trong nước
  • Các trường phía Bắc

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Hóa chất Phú Thọ, 

  • Các trường phía Nam

Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Công nghiệp TPHCM, Đại học Lạc Hồng

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn tuoitrehuongnghiep.com

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *