Các loại chất độc hóa học

QUẢNG CÁO

Trong các cuộc chiến tranh, ngoài các vũ khí sát thương thông thường, các bên tham chiến thường sử dụng các loại hóa chất khác nhau nhằm tiêu hao khả năng chiến đấu của đối phương. Các loại hóa chất gây độc đó có tên gọi chung là vũ khí hóa học hoặc chất độc quân sự hay rộng hơn là chất độc hóa học. Nhiều người cho rằng rằng chất độc hóa học giống như chất khí màu lục nhạt, có mùi hắc, khó chịu. Tuy nhiên, điều hoàn toàn ngược lại là  hầu hết các hóa chất đặc hiệu dùng trong quân sự đều không màu và không mùi. Nhiều chất có mùi đặc sắc, nhưng một số thực ra có mùi thơm. Nhiều chất độc hóa học gây phồng rộp, có mùi giống như thảo mộc.

Các đặc tính của chất độc dùng trong quân sự: độc tính cao, tác hại nhiều mặt, có khả năng lan tỏa, dễ thâm nhập qua các vật liệu bảo vệ, bền vững trước tác động của môi trường, khó tiêu tẩy.

Chất độc hóa học được quân Đức dùng lần đầu tiên vào năm 1915 tại Bỉ gây tử vong hàng nghìn người. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã dùng hàng vạn tấn chất độc da cam gây tác hại lớn và hậu quả lâu dài cho cả con người lẫn môi trường, sinh vật. Do các hậu quả nguy hiểm để lại của chất độc quân sự và vũ khí hóa học nên cộng đồng quốc tế đã có các nghị định thư Giơnevơ (1925), hiệp ước Pari (1993) cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học đồng thời yêu cầu tiêu hủy chúng.

Hóa học ngày nay xin giới thiệu với các bạn một số chất độc hóa học đã được sử dụng trong chiến tranh và phân loại các chất độc hóa học.

  • Dioxin: được tìm thấy trong loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam với tên gọi là chất da cam. Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971. Chúng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở người.

Dioxin-2D-skeletal

Cấu trúc phân tử dioxin

– Khí chlorine: khí màu xám lục nhạt với mùi nghẹt thở, khó chịu, tương tự như thuốc tẩy chlorine.

– 3-quinuclidinyl benzilate (QNB hoặc NATO BZ hoặc Iraqi 15): chất đặc hiệu không mùi gây mất năng lực.

– Lewisite: chất gây phồng rộp, bốc mùi mạnh hoa móng rồng.

– Phosgene và Phosgene oxime hay chất CX: chất gây phồng rộp bốc mùi kích thích, dù một phần nào đó có mùi cỏ khô đã cắt hoặc ngô xanh đã hái.

Phosgen                       100px-Phosgene-oxime-2D

    Phosgen                                           Phosgene oxime

– Sarin: chất tác động lên thần kinh, không mùi, cực độc.

Sarin

Chất độc sarin được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II

– VX: có lẽ là chất tác động lên thần kinh có mùi giống như Vicks VapoRyb hoặc trái cây hư thối.

– Tabun: chất tác động lên thần kinh rất độc, thoảng mùi trái cây dù không mùi khi tinh khiết.

– Zyklon B: chất tác động vào máu chứ hydrogen cyanide, nổi tiếng trong việc sử dụng ở các trại tử thần Nazi, có mùi hạnh nhân đắng.

– Hydrogen Sulfide: chất tác động vào máu có mùi trứng thối.

– Adamsite hoặc DM: chất kiểm soát bạo động, không mùi gây nôn mửa và hắt hơi.

– Khí SC: hơi cay, không mùi.

– Sulfur mù tạt (mustard), kể cả khí mustard thường không màu ở dạng tinh khiết nhưng có màu nâu-vàng nhạt với mùi gợi nhớ của mustard, tỏi, hoặc củ cải hăng khi dùng trong chiến tranh.

Phân loại các loại chất độc hóa học

  1. Theo đối tượng tác dụng
    1. Chất độc thần kinh như: VX, sarin, sô man…
    2. Chất độc loét da: yperit
    3. Chất độc toàn thân: axit xyanhydric, xyan clorua.
    4. Chất độc ngạt thở: phốtgen, điphotgen
    5. Chất độc tâm thần: BZ
    6. Chất độc tiêu diệt cây: chất độc da cam
  2. Theo thời gian duy trì khả năng sát thương
    1. Chất độc bền vững: thời gian tác dụng từ vài giờ đến vài ngày
    2. Chất độc không bền: thời gian tác dụng từ vài phút đến vài chục phút.
  3. Theo thời gian lưu lại khu vực bị nhiễm
    1. Chất độc mau tan
    2. Chất độc lâu tan
  4. Theo trạng thái
    1. Chất độc thể rắn
    2. Chất độc thể lỏng
    3. Chất độc thể khí
  5. Theo hiệu quả tác dụng
    1. Chất độc gây tử vong
    2. Chất độc tạm thời làm mất sức chiến đấu

Hoahocngaynay.com

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *